Đau xương cụt khi ngồi xe máy, ô tô phải làm gì?
Triệu chứng đặc trưng của đau xương cụt
Khi thấy đau hông, đau chân hay kể cả đau vùng lưng, hầu như ai cũng chỉ nghĩ vấn đề thuộc về cột sống hoặc khớp cùng chậu mà không biết rằng cơn đau này có thể do xương cụt gây ra. Dưới đây là một số triệu chứng đặc trưng giúp bạn phần nào nhận diện được cơn đau đến từ xương cụt:
Đau và căng cứng ở vùng ngay trên mông.
Phần lớn thời gian, cơn đau diễn ra âm ỉ và chỉ đôi khi mới đau nhói.
Mức độ đau trở nên tồi tệ hơn khi ngồi xuống, đứng lên, đứng lâu, cúi thấp người, đi vệ sinh và quan hệ tình dục.
Cơn đau có thể lan tỏa sang hai bên lưng, hông, đi xuống mông và chân.
Dấu hiệu đau xương cụt
Biểu hiện của các triệu chứng này sẽ không hoàn toàn giống nhau ở tất cả mọi người. Vì vậy, để tránh nhầm lẫn với những cơn đau xương khớp khác, chúng ta cần phải đến cơ sở y tế để kiểm tra và xác nhận lại.
Nguyên nhân đau xương cụt khi ngồi xe máy, ô tô
Áp lực và va đập: Ngồi xe trong thời gian dài có thể tạo ra áp lực lên vùng xương cụt. Đặc biệt, khi xe di chuyển trên địa hình gồ ghề hoặc gặp va đập mạnh (khi phanh xe gấp), những áp lực và tác động lên xương cụt có thể gây đau và không thoải mái.
Thiếu đệm hỗ trợ: Nếu ghế xe không có đệm đàn hồi và đệm đủ đáp ứng hỗ trợ, xương cụt có thể chịu áp lực trực tiếp từ bề mặt ngồi cứng gây ra đau nhức và cảm giác không thoải mái.
Tư thế ngồi không đúng: Tư thế ngồi không đúng khi ngồi trên xe, chẳng hạn như ngồi lưng quá cúi hoặc ngồi lệch về một bên có thể gây căng thẳng và tạo ra áp lực lên vùng xương cụt, dẫn đến đau nhức khó chịu.
Rối loạn cột sống: Một số tình trạng rối loạn cột sống như thoát vị đĩa đệm, viêm khớp hoặc dị tật cột sống có thể làm cho vùng xương cụt trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị đau nhức khi ngồi xe.
Thời gian ngồi quá lâu: Nếu phải ngồi xe trong thời gian dài liên tục mà không có sự hoạt động và thay đổi tư thế thì xương cụt có thể bị áp lực dẫn đến tê cứng, đau nhức và khó chịu.
Cách chữa đau xương cụt khi ngồi xe máy, ô tô
Với xe máy
Nên ngồi và đặt lưng thẳng, vai thả lỏng để tạo thư thế thoải mái nhất và hạn chế nguy cơ đau nhức xương cụt.
Có thể sử dụng các loại đệm ngồi mềm hoặc gối đỡ để giảm áp lực lên xương cụt.
Thường xuyên thay đổi tư thế ngồi khi đi xe máy và thư giãn gân cốt trong khoảng thời gian ngắn nếu phải di chuyển liên tục để giảm áp lực tập trung vào cùng một vị trí.
Đảm bảo ghế xe máy có đệm đàn hồi và đủ nâng đỡ cơ thể để để giảm áp lực vào vùng xương cụt.
Nên điều chỉnh tư thế ngồi và lái xe sao cho thoải mái và ít gây áp lực lên vùng xương cụt nhất.
Nếu tình trạng đau xương cụt khi ngồi xe máy nghiêm trọng và không thuyên giảm sau khi đã thực hiện các biện pháp trên thì nên thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Với ô tô
Không đi giày cao gót, giày lười khi lái xe
Thắt dây an toàn để khu vực phía sau thoải mái và tự do hơn
Khi lên xe, trước tiên hãy đưa phần hông vào trước đồng thời cũng siết chặt hông để toàn bộ trọng lượng dồn lên đùi, tránh ngồi lên khiến mông bị thương.
Tránh ngồi sụp xuống ghế vì nó sẽ gây áp lực lên lưng khi lái xe
Điều chỉnh phần ghế đêm ngang với vùng lưng và để ghế đệm vừa tầm, không quá cao để người ngồi có thể thoải mái nhất
Cần phải tạo cảm giác thoải mái cho đôi chân giúp đạp phanh dễ dàng hơn, giảm đau nhức xương cụt khi ngồi lâu
Điều chỉnh khoảng cách giữa yên xe và tay lái cho vừa vặn hơn, đồng thời phần tựa đầu không quá xa để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Ngoài ra, các bạn đọc cũng có thể đến ngay cơ sở y học hiện đại tại Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị để được bác sĩ chuyên môn dày dặn kinh nghiệm tư vấn cụ thể hơn, đồng thời điều trị hiệu quả nếu đang có các vấn đề bất thường liên quan đến khu vực xương cụt.
ếu còn vấn đề khác hoặc cần sự hỗ trợ y tế thì xin hãy liên hệ đến số điện thoại sau: Hotline: 039 957 5631, hoặc nhấn ngay vào phần khung chat: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để các nhân viên y tế nhanh chóng hỗ trợ cũng như sắp xếp lịch khám bệnh ngay nếu cần thiết.
Comments
Post a Comment